Những lỗi cơ bản trên đèn moving beam và cách khắc phục

Đăng bởi Linh Nhất vào lúc 07/05/2020
Những lỗi cơ bản trên đèn moving beam và cách khắc phục

   Đèn Moving beam là dòng đèn sân khấu được sử dụng rất nhiều trên các sân khấu ánh sáng. Khi sử dụng sản phẩm này qua một thời gian thường xuất hiện nhiều lỗi. Các lỗi này có thể là lỗi nhẹ nhưng cũng có những lỗi tương đối nặng, khó sửa chữa vô cùng. Mình xin điểm qua một vài lỗi cơ bản thường gặp trên đèn moving beam.

   Bất kỳ cây đèn beam nào trên thị trường cũng có 5 phần cơ bản là phần vỏ, nguồn, cơ, điều khiển và phần bóng. Chúng ta cần phân tích xem con đèn của mình đang gặp vấn đề ở phần nào để khắc phục nhanh nhất có thể, tránh hỏng A lại đi sửa B sẽ gây ra bệnh nặng hơn rất nhiều.

Các lỗi thường gặp khi sử dụng đèn moving beam

  1.  Đèn không lên nguồn
  2.  Đèn không lên bóng
  3.  Đèn không quay
  4.  Đèn quay nhưng phát ra tiếng kêu cạch cạch
  5.  Đèn khởi động lại liên tục
  6.  Đèn có tiếng rú mạnh khi khởi động.
  7.  Đèn error báo nhấp nháy
  8.  Đĩa gobo màu và gobo hình chạy liên tục không dừng lại
  9.  Tia sáng chiếu ra bị méo
  10.  Đèn chiếu tối hơn so với hình thường.
  11.  Đèn bị nháy liên tục khi sử dụng.
  12.  Đèn hay bị cháy bóng.
  13.  Đang chạy thì cụp xuống...
  14.  Không điều khiển được đèn qua bàn điều khiển dmx

Cách khắc phục các lỗi trên đèn moving beam.

  1.    Với trường hợp đèn không lên nguồn, việc đầu tiên cần kiểm tra là dây nguồn xem có bị đứt gãy không bằng cách thay dây nguồn khác. Tiếp đó tháo cầu chì ngay bên cạnh công tắc nguồn. Nếu cầu chì cháy thì tháo ra kiểm tra nguồn bên trong. Lưu ý không thay thử cầu chì khác vì thông thường cầu chì cháy do chập ở trong hoặc một lỗi xung đột nào đó, thay cầu chì ngay có thể làm hỏng thêm cây đèn.
       Ta tháo riêng nguồn đèn ra, lắp với dây nguồn khác xem có hoạt động không. Đo thử đường điện áp ra xem có không, nếu không có thì cháy nguồn, thay nguồn mới. Bạn có thể sửa nguồn bằng cách kiểm tra các linh kiện, nhưng cái này phải dành cho bên chuyên. Việc đơn giản nhất là thay nguồn. 
  2.    Với trường hợp đèn không lên bóng ta cần kiểm tra nguồn. Kiểm tra đường 12, 24, 36 và 380 vol. Nếu nguồn vẫn oke ta kiểm tra tới kích beam xem có chập cháy không.
       Nếu thấy cháy kích thì thay kích, còn kích vẫn hoạt động bình thường thì kiểm tra cảm biến nhiệt đặt cạnh bóng. Cảm biến nhiệt chết thì thay bóng là oke. Nên chọn bóng beam của các đơn vị bán đèn uy tín, tranh mua các loại bóng không tốt, giá rẻ trên thị trường vì loại này thường nhanh cháy, dễ nổ do công suất không đạt.
  3.    Đèn không quay: Kiểm tra xem đường điện từ bo điều khiển vào các motor pan,tilt xem có không. Nếu vẫn có thì thay dây curoa hoặc motor. Việc thay motor cho đèn beam là rất phức tạp, các bạn có thể mang tới chỗ chúng tôi để đội ngũ kỹ thuật thay thế, tránh tự ý tháo motor ra vì lắp lại rất khó.
  4.    Đèn quay và phát ra tiếng kêu cạch cạch: Đầu tiên kiểm tra xem đã mở khóa pan và khóa tilt trên đèn chưa. Kiểm tra dây curoa đèn xem có trùng không, Tiếp đến kiểm tra cảm biến pan,tilt xem. Có thể thay cảm biến này dễ dàng.
  5.    Đèn khởi động lại liên tục: Kiểm tra nguồn. Đường ra 24 hoặc 36vol không đủ điện áp
  6.    Đèn rú mạnh khi khởi động: Trong quá trình đèn beam khởi động, nó thường reset toàn bộ các chức năng. Nếu có tiếng rú mạnh có thể do thấu kính đèn của bạn đang bị lệch, khi motor chạy bị kênh và phát ra tiếng kêu rất lớn. Ngoài ra, có thể do quạt tản nhiệt của đèn bị gãy cánh hoặc bị kẹt.
  7.    Đèn error báo nhấp nháy liên tục: Vào màn hình đèn beam, tìm mục Info hoặc System tùy loại đèn. Chọn mục check error xem báo lỗi gì thì khắc phục lỗi đó. Đối với những cây đèn beam vẫn hoạt động bình thường mà đèn error vẫn sáng thì là do thời gian chạy của đèn đã đạt 2000h (mốc cài đặt cơ bản cho mỗi cây đèn). Lúc này ta chỉ cần vào tìm tới mục cài đặt bóng, reset lại thời gian là oke.
  8.    Đĩa gobo hoặc hình chạy liên tục: Kiểm tra cảm biến gobo hoặc cục nam châm trên đĩa gobo xem, nếu hỏng thì thay.
  9.    Tia sáng chiếu ra bị méo: Kiểm tra gobo màu và hình có thể bị lệch do lâu ngày chạy, nam châm và cảm biến từ của nó bị yếu đi. Có thể phải thay thế. Nếu đĩa màu và hình vẫn bình thường ta kiểm tra xem bóng đèn có bị lệch không.
  10.    Đèn tối hơn so với bình thường: Có thể đèn của bạn đã dùng một thời gian dài, bóng đèn bị già đi nên độ sáng giảm. Hoặc bạn thay bóng mới nhưng là bóng dởm, công suất yếu. Hoặc thấu kính của beam lâu ngày bị mờ, mốc, xước.
  11.    Đèn bị chớp nháy khi sử dụng: Kiểm tra cần điều khiển shutter trên bàn điều khiển có bị kéo xuống hay không. Tiếp đó kiểm tra dây tín hiệu xem có bị đứt gãy không/.
  12.    Đèn hay bị cháy bóng: Do thay bóng kém chất lượng, do quạt sên của đèn bị cháy hoặc 2 cây quạt thổi bóng bị cháy. Nếu vẫn bị thì thay kích, vì trải qua thời gian dài hoạt động, kích đèn beam đã bị yếu đi nhiều nên hoạt động không ổn đinh.
  13.    Đèn đang chạy bị cụp xuống: Kiểm tra lại kết nối dmx của đèn, Rồi kiểm tra lại bàn điều khiển xem có lỗi không.
  14.    Không điều khiển được đèn beam qua bàn điều khiển dmx: Kiểm tra xem đèn thông báo kết nối dmx trên đèn có sáng không, Nếu không sáng thì có thể do dây tín hiệu bị lỗi, hoặc do hỏng chân dmx bên trong đèn.

   Trên đây là mình mới đưa ra một vài lỗi cơ bản trên cây đèn moving beam. Trong quá trình sử dụng bạn còn gặp rất nhiều lỗi nữa. Các bạn có thể liên lạc trực tiếp với chúng tôi để được hướng dẫn, hoặc mang đèn trực tiếp qua cửa hàng để chẩn đoán bênh. Ánh sáng sân khấu QNS có đội ngũ sửa đèn sân khấu rất chuyên nghiệp và nhanh chóng. Ngoài ra chúng tôi còn nhận bảo dưỡng đèn cũng như tư vấn thay thế linh kiện cho hợp lý nhất.

   (Tham khảo: Đèn Moving Beam 350w QNS)

Tags : > Beam 350W cài đặt sunlite Hướng dẫn cài địa chỉ DMX cho beam 230W Hướng dẫn sử dụng bàn điều khiển DMX 512 Led 54x9W Full Color