-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Đèn Moving Beam Là Gì Và Cấu Tạo Của Đèn Moving Beam
Đăng bởi Linh Nhất vào lúc 29/04/2020
Đèn Moving Beam là loại đèn chiếu sáng có khả năng xoay được trên sân khấu với nhiều tính năng điều khiển thông minh và công nghệ chiếu sáng hiện đại, giúp mang lại một sân khấu ánh sáng đẹp đẽ và hoàn hảo nhất.
Nhờ sử dụng loại bóng Led có công suất cực lớn, cường độ ánh sáng chiếu ra từ đèn moving beam là cực kỳ lớn. Có thể đốt cháy được vật liệu cơ bản ở một khoảng cách xa. Chính bởi yếu tố này mà đèn beam là loại đèn sân khấu không thể thay thế cũng như không thể thiếu được ở bất kỳ sân khấu ánh sáng nào. Chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo của đèn moving beam và cách thức hoạt động của nó nhé.
Với bất kỳ cây đèn beam nào cũng có thiết kế gồm 5 phần cơ bản đó là phần vỏ đèn, phần nguồn, phần bóng, phần cơ và phần điều khiển.
- Phần vỏ đèn thường được làm bằng nhựa đen nhám có phủ một lớp sơn mịn hoặc sơn bóng. Lớp vỏ này tương đối bền, chịu va đập và chịu nhiệt rất tốt.
- Phần nguồn gồm nguồn đèn beam được lắp đặt bên trong bộ khung bảo vệ (đế đèn) bằng kim loại. Bên trong có các quạt gió làm mát. Nguồn đèn beam là loại nguồn xung, sử dụng điện áp vào là 110-240V AC. và đều có nhiều đường điện áp ra 1 chiều. Về cơ bản có đường ra 12-24-380V DC hoặc 12-36-380V DC. Đường 380vol là đường một chiều, sang kích bóng đèn giúp làm sáng bóng cũng như duy trì điện áp nuôi bóng. Đường 12 vol sang quạt gió và đường 24 hoặc 36 lên bo điều khiển.
- Phần bóng: Bao gồm kích đèn (cao áp, trấn lưu) và bóng đèn. Bộ kích đèn sử dụng điện áp 380vol DC từ nguồn sang và giúp tạo ra đường điện cao áp làm sáng bóng đèn. Sau khi kích sáng bóng sẽ duy trì 1 dòng điện ổn định để nuôi bóng sáng.
Bóng đèn ở đây thường dùng là loại bóng cao cấp, ánh sáng màu trắng. Được sản xuất bởi hãng Osram (của Đức) hay Philips. Bóng đèn thường có tuổi thọ tương đối lớn (khoảng 2000h hoạt động), có công suất cao nên cường độ ánh sáng là vô cùng lớn, lượng nhiệt tỏa ra cũng rất nhiều.
- Phần cơ: Bao gồm các linh kiện phía bên trong cây đèn. Đó là các Motor điều khiển, quạt tản nhiệt, hệ thống thấu kính, đĩa gobo màu và gobo hình của đèn beam. Các chi tiết này được gia công chính xác và lắp vào bộ khung kim loại bên trong một cách chắc chắn. Mỗi chi tiết đều có cảm biến hoạt động cực kỳ chính xác, cho phép điều chỉnh thay đổi được mượt mà và ổn định.
Phần điều khiển: Bao gồm màn hình beam, bo điều khiển và các cảm biến tiệm cận, cảm biến từ...
Phần điều khiển của đèn moving beam là phần quan trọng nhất, quyết định toàn bộ các chức năng trên cây đèn Beam. Từ cách vận hành đèn, chế độ làm việc cho tới các tính năng trên đèn. Các thông tin cài đặt cho cây đèn sẽ được thông qua từ màn hình LCD và thiết lập cho bo điều khiển nhận các thông tin đó. Khi đã cài đặt xong những cái cơ bản (channel, chế độ điều khiển...) nhất ta mới bắt đầu sử dụng đèn bằng cách kết nối với các thiết bị điều khiển ánh sáng. Thường mỗi hãng khác nhau sẽ sản xuất một loại bo khiển khác nhau, tuy nhiên, các bo điều khiển cho đèn chỉ khác nhau ở thông số điều chỉnh, các kênh điều khiển của đèn. Còn các chế độ điều khiển gần như tương đồng nhau. Vì vậy, nếu bạn muốn thay thế bo điều khiển cho đèn beam thì chỉ cần tinh ý một chút là có thể làm được.
Bo điều khiển beam thường có độ bền rất cao, các vi xử lý trên bo hoạt động ổn định, không bị nóng nhiều trong quá trình làm việc. Phukiensankhau thường bảo hành bo khiển 2 năm nên người dùng cũng sẽ an tâm hơn trong quá trình sử dụng.
Bo điều khiển đèn moving beam cũng có nhiều kích cỡ khác nhau, Thường thì các loại đèn càng về sau nhà sản xuất càng tối ưu hóa kích thước của nó, nhờ vậy nhỏ gọn hơn rất nhiều, độ bền cũng cao hơn.
Còn về màn hình điều khiển của đèn, có 2 loại là cảm ứng (touch screen) và màn hình thường. Màn hình là nơi trực tiếp hiển thị, cài đặt các thông số cơ bản của đèn. Đây cũng là đường dẫ để mở bóng đèn (thường có kết nối với kích bóng và cài đặt mở bóng). Màn này thường là loại màn LCD, cho chất lượng hiển thị tốt, có độ bền cao. Nó cũng quyết định các chanel của cây đèn. Ví dụ: 1 cây đèn thường có 16 chanel (kênh). Và các kênh điều khiển của mỗi hãng thường có sự khác nhau một chút (như 1,2,3,4 là pan/tilt. 7,8 là mở bóng với đèn QNS hay 9,10 là pan tilt, 4,5 là mở bóng với đèn bãi và đèn cũ). Việc 2 cây đèn khác kênh điều khiển kết nối với nhau và hoạt động cùng nhau là rất khó. Đây cũng là một trong các tiêu chí chọn mua đèn Moving Beam trên thị trường hiện nay.
(Tham khảo: Tiêu chí chọn mua đèn sân khấu và cách ghép nối đèn.)
Thông thường, 2 cây đèn khác kênh (chanel) khi ghép với nhau vẫn chạy được, nhưng khi dùng tới chức năng điều khiển sẽ hoạt động sai lệch nhau, dẫn đến việc setup sân khấu trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Việc thay thế màn hình không phù hợp trên cây đèn cũng sẽ làm thay đổi các kênh điều khiển này. Vì vậy, các bạn không nên mua các loại đèn beam cũ trên thị trường, mà mua của các hãng lớn, sẵn linh kiện thay thế. Còn đối với các bạn mua đèn cũ, đèn bãi mà khi thay bo khiển hoặc bo màn, sẽ kéo theo việc thay đổi cả chức năng hoạt động của nó. Điều này gây nhiều trở ngại và tốn kém. Đa phần còn không hoạt động được do việc thay bo điều khiển khác loại đòi hỏi kỹ năng rất cao, tốn nhiều công sức.