-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Có nên mua đèn sân khấu cũ không
Đăng bởi Linh Nhất vào lúc 02/05/2020
Trước khi trả lời câu hỏi "Có nên mua đèn sân khấu cũ không" chúng ta cùng tìm hiểu xem đèn sân khấu cũ là gì? Phân loại đèn sân khấu cũ ra sao?
Đèn sân khấu cũ là các loại đèn moving beam, par led, laser hay các loại đèn nói chung dùng cho sân khấu ánh sáng được người sử dụng bán lại sau một thời gian sử dụng do thua lỗ, bán tháo hoặc họ nâng cấp đèn mới tốt hơn. Hầu hết các loại đèn cũ đều có tuổi đời tương đối dài, các linh kiện bên trong đã xuống cấp dù bề ngoài có thể còn tương đối mới. Các tính năng trên cây đèn cũ cũng có thể ít hơn so với đèn mới bây giờ. Trước khi bán, người dùng thường sửa chữa, vệ sinh lại để bán được giá tốt hơn. Chính điều này đánh vào tâm lý của rất nhiều người làm sự kiện sân khấu đó là RẺ. Vậy ưu và nhược điểm của đèn sân khấu cũ là gì?
Về ưu điểm của đèn cũ tất nhiên là GIÁ. Giá rẻ giật mình, tặng cả tủ đựng đèn. Có nhiều anh làm đám cưới hí hửng bỏ ra có 7 triệu là được cả cặp beam 230 kèm thùng luôn. Quá hời so với mua đèn mới (giá đèn mới kèm tủ bây giờ do chúng tôi bán là 11 triệu 800 ngàn). Đèn về sử dụng vẫn oke. Vẫn sáng, vẫn quay đều đều trên sân khấu, làm độ 1-2 đám là đủ vốn rồi. Thú thực ngoài cái giá ra thì mình không thể tìm được thêm ưu điểm nào của loại đèn này nữa. Nhưng nhược điểm thì sao?
Nhược điểm của đèn sân khấu cũ là:
- Bảo hành ít hoặc không bảo hành.
- Linh kiện xuống cấp do chủ cũ dùng không giữ gìn hoặc dùng quá nhiều rồi nên muốn thay đổi đèn.
- Nhiều cây đèn còn cũ tới nỗi không có linh kiện để thay thế (bo khiển và bo màn hình).
- Ngoại hình thường xấu hoặc đã được mông má lại đẹp hơn chút.
- Khó ghép nối với các loại đèn beam hiện nay trên thị trường (do chế độ điều khiển khác).
- Độ sáng kém, màu sắc không trung thực, thấu kính bị ố, mờ, xước ảnh hưởng tới chất lượng tia sáng. Một số cây đèn còn chỉ có 6 color, 6 gobo hình nên không có nhiều sự lựa chọn trên sân khấu.
- Hoạt động không ổn định do các linh kiện già cỗi: Motor, cảm biến xuống cấp, chạy kêu to, hay bị quá nhiệt.
- Linh kiện thay thế cực kỳ đắt hoặc không có để thay thế.
- Không an toàn với người sử dụng (rò điện, cháy nổ)
Trên mới chỉ là một vài nhược điểm cơ bản của một cây đèn sân khấu cũ. Chính bởi nhược điểm của nó là quá nhiều so với ưu điểm nên bên mình thường khuyên khách hàng không nên chọn mua đèn sân khấu cũ đã qua sử dụng. Có rất nhiều cây đèn chỉ mang về dùng được 1 lần đã cháy bóng, mà thay 1 cái bóng rẻ cũng mất 500 ngàn. Vậy chỉ cần thay một vài linh kiện là sẽ bằng một cây đèn mới. Người mua thường chỉ nhìn vào một phần nhỏ ưu điểm mà không thấy được cả đống nhược điểm của đèn sân khấu cũ. Dẫn tới mất tiền - mất công sức - mất việc và mua tức vào người.
Phân loại đèn sân khấu cũ và một vài kinh nghiệm chọn mua đèn cũ.
Mình không khuyến khích các bạn mua đèn sân khấu cũ, tuy nhiên có rất nhiều bạn vẫn muốn mua. vì vậy mình xin được chia sẻ một số kinh nghiệm giúp các bạn chọn mua cho mình một cây đèn tốt hơn.
- Thứ nhất là tâm lý: Đã xác định mua đèn cũ là phải đánh cược với rủi ro. Vì đèn cũ không có bảo hành, rất hên xui (tỉ lệ xui chắc chắn cao hơn nhiều). Có tâm lỹ vững vàng thì mới chịu được những ức chế trong suốt qúa trình sử dụng đèn.
- Tiếp theo là nguồn gốc của cây đèn: Có cây đèn cũ qua vài đời chủ, và đến lúc bạn mua thì không rõ nó xuất xứ từ đâu nữa. Các thông tin in trên vỏ đèn bị mờ hoặc mất, hoặc đơn vị bán hàng đó chính anh google cũng chẳng biết ở đâu). Nguồn gốc cây đèn có rõ ràng thì sau này quá trình sửa chữa, thay thế linh kiện (bo khiển và bo màn của beam) mới dễ dàng hơn. Đối với những cây đèn của các hãng lớn (QNS, SVT, DTE, PAH SKY...)thì có thể yên tâm vì nguồn linh kiện sẵn có, dễ tìm và giá cả hợp lý. Đừng vì cây đèn cổ quá mà chỉ hỏng mỗi bo khiển lại phải đắp chiếu cả cây đèn.
- Mua gần, mua của người quen: Người quen sẽ ít lừa bạn hơn, đó là điều tất nhiên. Mua gần cũng giúp bạn dễ dàng nói chuyện với chủ cũ của nó hơn. Nhờ đó yên tâm hơn khi sử dụng.
- Test đèn thật kỹ trước khi mua (Dành cho những bạn am hiểu 1 chút về đèn sân khấu). Đối với mỗi loại đèn sẽ có cách test khác nhau. Mình sẽ hướng dẫn cách kiểm tra đèn moving beam và đèn par led 54 để chọn lựa được cây đèn tốt hơn.
Đối với cây đèn moving beam, bạn cần phải khởi động đèn. Nghe tiếng kêu của các motor, quạt gió khi khởi động. Nếu kêu cạch cạch hoặc quạt gió kêu to quá thì tốt nhất không lấy. Đừng có thấy vỏ vẫn mới mà mua vội vàng là hỏng ăn. Tiếp theo sau khi khởi động xong cần kiểm tra màn hình. Màn hình thì phải hiển thị rõ ràng, không bị mành, sọc. Các nút bấm phải có độ đàn hồi tốt, nhạy. Không có nút nào bị liệt. Với màn cảm ứng thì phải test kỹ hơn, kiểm tra đầy đủ các vị trí trên màn cảm ứng, vì có nhiều cây đèn màn hình chỉ chết có một vài điểm nhưng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình cài đặt đèn. Tiếp theo là dùng bàn điều khiển test tính năng điều khiển. Kiểm tra kỹ pan/tilt xem xoay có đủ vòng không, khi xoay có bị lệch không hoặc kết thúc điểm xoay có kịch mạnh hay không. Rồi test đến độ sáng của đèn. Mở bóng và chiếu lên một mặt phẳng hứng sáng như tường chẳng hạn. Chạy tính năng focus để cho tia sáng rõ nhất, nếu bị méo, tâm tia sáng không ở giữa thì không nên lấy. Lần lượt kiểm tra các tính năng màu sắc, gobo, nhân hoa, xoay hoa...xem có lệch không, màu có rõ không, hình có méo không...Nếu có thời gian, tốt nhất nên tháo hết lớp vỏ bên ngoài xem các linh kiện bên trong (bo nguồn, bo khiển, motor, cảm biến, kích đèn có còn mới không, có chỗ nào sửa chữa không...
Đối với đèn par led thì kiểm tra đơn giản hơn. Bạn cắm nguồn vào, bật xem thử chế độ điều khiển trên đèn. nếu chỉ có D001 thì không lấy. Tiếp đó cho sáng thử từng màu (Đỏ, Xanh Lá, Xanh Lam). Chạy thử các chế độ đổi màu, cảm ứng âm thanh xem có oke không. Kiểm tra xem bên trong có mấy bo khiển (loại tốt là 3 bo thường có giá 1 triệu đồng, loại rẻ 2 bo thường có giá 800 ngàn và đều mới 100%). Kiểm tra quạt tản nhiệt xem có hoạt động không, chạy có êm không. Màn hình led của đèn có rõ khôn, 4 phím điều khiển bấm nhạy không và có bị liệt không. Sau cùng kết nối với bàn điều khiển xem thử dmx có còn hoạt động không, kiểm tra hết các đầu jack cắm xem có hỏng hóc, dập gãy hay không.
Thiết kế bên trong của một cây đèn par led 54 bóng loại chất lượng nhất trên thị trường. - Chế độ bảo hành của đèn sân khấu cũ ra sao.
Cái này rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới quá trình sử dụng sau này của bạn. Nên chọn người bán hàng cũ có tâm, bảo hành tốt, càng lâu càng tốt. Vì những hỏng hóc với đèn cũ là rất thường xuyên. Nếu không được bảo hành thì chi phí sửa chữa sẽ khiến cho cây đèn cũ còn đắt hơn cả đèn mới.
Trên đây là một vài chia sẽ của mình về đèn sân khấu cũ, được và mất khi mua đèn cũ cũng như cách để chọn một cây đèn hoạt động tốt cho các bạn. Hy vọng các bạn sẽ chọn được cho mình một cây đèn cũ nhưng tốt nhất có thể.