Bí kíp đằng sau màn nhảy LED đến từ Việt Nam đang gây "bão"

Đăng bởi Nguyen Van Ha vào lúc 05/08/2018
Bí kíp đằng sau màn nhảy LED đến từ Việt Nam đang gây

Điểm nổi bật rõ nhất có thể thấy là sự đồng điệu trong nhịp nhảy và cả cách mà bộ đồ nhảy gắn đèn LED của họ phối hợp hoàn hảo với âm thanh, cũng như chuyển đổi giữa các phân cảnh nhiều người rất logic, sáng tạo. Điều này vốn cũng khiến người xem vừa trầm trồ, vừa tự hỏi "Làm thế nào để có thể làm được như vậy?"

Trước tiên, mỗi người/nhóm nhảy phải đảm bảo đủ cho mình được 3 yếu tố cốt lõi: Đồ LED, thiết bị điều khiển, phần mềm hỗ trợ.

1. Đồ LED

Bí kíp đằng sau màn nhảy LED đến từ Việt Nam đang gây bão sân khấu Asias Got Talent 2017 - Ảnh 2.

Một bộ đồ "ngầu" như thế này cần những gì?

Đây tưởng chừng chỉ là phần hình thức và đơn giản hơn nhưng thực ra lại đóng vai trò quan trọng nhất và phức tạp nhất cho một buổi biểu diễn. Không chỉ khó làm chủ, nó còn đắt đỏ trong khâu chế tạo, vì phải tìm được nguyên liệu vải và đèn chất lượng cao, bền bỉ để... không hỏng ngay sau khi diễn 1 show.

Có 2 loại đèn: đèn EL và đèn LED. Đèn EL chỉ có thể phát ra 1 màu nhất định, còn đèn LED có thể cho nhiều lựa chọn màu cơ bản hơn. Dù họ có thể dùng nhiều dây EL kết hợp để cho nhiều màu, nhưng tại sao phải làm vậy khi có thể dùng 1 dây LED và cho kết quả tương tự nhỉ? Tuy nhiên, dây đèn LED có độ dẻo dai kém hơn, do đó cần thêm vài thao tác can thiệp kỹ càng trong khâu thiết kế để đảm bảo khi bị bẻ cong theo động tác thì sẽ không có sự cố "tắt đèn" nào xảy ra.

2. Bộ điều khiển

Nếu ai biết rõ từ trước thì sẽ nghĩ đến ngay DMX - thiết bị phụ trách hiệu ứng ánh sáng đã "nhẵn mặt" với những người làm chủ công việc hỗ trợ sân khấu. Vì những anh chàng của chúng ta cần nhảy và di chuyển rất nhiều và linh hoạt, cho nên sẽ phải dùng bộ điều khiển DMX phát tín hiệu không dây, chứ không thể để dây dợ lằng nhằng nối trực tiếp lên bảng mạch đèn trên từng người được.

Bí kíp đằng sau màn nhảy LED đến từ Việt Nam đang gây bão sân khấu Asias Got Talent 2017 - Ảnh 3.

Bộ phát sóng không dây để kiểm soát tình hình.

Trên mỗi bộ đồ cũng được gắn pin (dĩ nhiên) và một bộ phận nhận tín hiệu điều khiển nhỏ gọn có thể cài ngay thắt lưng, để DMX có thể chỉnh sửa các kênh màu, bật tắt sao cho hiệu quả và tương thích nhất với màn diễn.

3. Phần mềm hỗ trợ 

LED Strip Studio là cái tên hay được nhắc đến nhất ở đây. Nó sẽ giúp bạn làm 2 công đoạn chính: Lập trình đèn LED và đồng bộ âm nhạc

Lập trình đèn LED là khâu mà bạn sẽ lo liệu hết cho việc những bộ đồ sẽ "nhấp nháy" tùy ý mình ra sao; bộ này tắt trước, bộ kia bật sau thế nào; đến đoạn này thì sẽ bật đèn ở khuỷu tay hay tắt đèn ở ngực... Cứ như thế, bạn sẽ phải mất tầm 70% thời gian chuẩn bi màn diễn cho phần màu sắc và hình ảnh này.

 

Tuyệt vời là nó cũng có chức năng... copy-paste như soạn thảo văn bản, cho nên nếu có những nhóm nhảy đều cùng nhau thì chỉ cần 2 thao tác là đã xong ngay cho người tiếp theo mà thôi. 

Về phần đồng bộ âm nhạc, bạn sẽ hoàn thành nốt việc đảm bảo sao cho từng cảnh nháy đèn và động tác tương ứng sẽ ghép khớp với nhạc nền. Thật ra, ở công đoạn này, bạn cũng đã quen được một phần từ lúc lập trình LED rồi, vì phải nghe nhạc từ trước đó và tính toán thời gian mỗi cảnh thì mới có thể làm xong chứ. Cho nên ở đây chỉ như kết hợp cả 2 vào làm 1, sao cho từng tích tắc được khớp lại với nhau không sơ hở nào lộ ra cả. 

Vậy mới thấy không phải dễ dàng gì, cả về công sức lẫn tiền bạc, để có thể tạo ra những ánh đèn nhấp nháy hút mắt đó trên sân khấu đâu. Tiếc gì 1 vote cho những nghệ sỹ trẻ tuổi mà hoài bão lớn của quê hương đang vươn xa ở nước bạn?

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: